Giỏ hàng

Hướng dẫn đọc hiểu ý nghĩa ký hiệu que hàn

Một trong những loại vật liệu hàn thông dụng và phổ biến, được sử dụng hầu khắp các ứng dụng trong các công trình từ dân dụng đơn giản đến trọng điểm yêu cầu kỹ thuật và độ bền cao chính là que hàn hồ quang. Thực tế, theo thói quen người sử dụng thường gọi tên que hàn một cách dân giã với cái tên như: “Que hàn thép đen”, “que hàn chịu lực”, “Que hàn ba-zơ”,”Que hàn 6013”,… Trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ nghĩa các ký hiệu que hàn để bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về cấu tạo, phân loại, công dụng và cách đọc hiểu ý nghĩa của que hàn.

Cấu tạo que hàn

Cấu tạo que hàn có vỏ bọc

Cấu tạo que hàn có vỏ bọc

Cấu tạo que hàn gồm 2 phần chính là lõi que và vỏ bọc, với chức năng cụ thể như sau:

  • Lõi que: Là một thanh kim loại đặc được đúc hoặc kéo. Đường kính que hàn được tính theo đường kính lõi que và thường được chế tạo theo tiêu chuẩn, với các kích thước đường kính thông dụng như: 2.4; 3.2; 4.0; 5.0 mm. Lõi que hàn có chức năng:
    •  Cho dòng điện chạy qua giúp hình thành hồ quang để nung chảy que hàn.
    •  Cung cấp kim loại đắp cho mối hàn (trở thành một phần của mối hàn).
  • Vỏ bọc: Được bọc bằng quá trình đùn ép hoặc nhúng (quét) lên lõi que hàn (quá trình đùn ép được sử dụng nhiều hơn). Tùy yêu cầu và ứng dụng mà thành phần vỏ bọc sẽ bao gồm các chất khác nhau như: KCl, CaCO3, Mn, Si, Fe2O3, nước thủy  tinh… Lớp vỏ bọc có chức năng:
    • Gây hồ quang dễ và ổn định hồ quang.
    • Tạo khí bảo vệ hồ quang và kim loại nóng chảy.
    • Cung cấp kim loại bổ xung, hợp kim hóa mối hàn.
    • Tạo xỉ, giúp tạo dáng mối hàn.
Do đó các bạn cũng biết que hàn làm bằng gì rồi đúng không.
 

Phân loại que hàn

Que hàn điện thường được phân loại theo phạm vi ứng dụng, hoặc theo dải độ bền. Thông thường, với các ứng dụng cho từng loại vật liệu khác nhau, que hàn sẽ được sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, AWS, JIS…), dưới đây là bảng tiêu chuẩn sản xuất vật liệu hàn theo tiêu chuẩn Mỹ (AWS):

Tiêu chuẩn sản xuất que hàn

Bảng tiêu chuẩn sản xuất que hàn

Xét theo thành phần và tính chất lớp vỏ bọc, có thế chia ra thành: Que hàn vỏ bọc xen-lu-lô, que hàn vỏ bọc axit, que hàn vỏ bọc rutin, và que hàn vỏ bọc ba-zơ. Với thành phần và tính chất như bảng dưới đây:

Bảng phân loại vỏ bọc que hàn

Bản phân loại vỏ bọc que hàn theo thành phần và tính chất

Ý nghĩa ký hiệu que hàn

Để dễ phân biệt, trước tiên chúng ta cần hiểu, mỗi que hàn sau khi sản xuất thường sẽ có 02 cách gọi tên, đó là “tên thương mại” do nhà sản xuất đặt, ví dụ: Que hàn Việt Đức N46-VD, J421-VD, VD-6013…, hay que hàn của hãng Lincoln Feetweld 22, Excalibur 7018 AC…., và “tên tiêu chuẩn” là tên gọi theo tiêu chuẩn sản xuất vật liệu hàn, như: E6013, E7016, E7018…. 

Ở đây, khi chúng ta tìm hiểu ý nghĩa ký hiệu que hàn là chúng ta nói về “tên tiêu chuẩn” của que hàn. Thông thường, ký hiệu que hàn được mô tả chi tiết trong các tiêu chuẩn sản xuất vật liệu hàn. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cách đọc hiểu ký hiệu que hàn theo một số tiêu chuẩn thông dụng nhất.

Ký hiệu que hàn AWS

Đọc hiểu ký hiệu que hàn theo AWS

Ký hiệu que hàn theo BSI EN

Ký hiệu que hàn theo BSI EN

Lưu ý bảo quản và sử dụng que hàn

Khi sử dụng que hàn, cần lưu ý tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất vật liệu hàn. Thông thường, đối với các que hàn có vỏ bọc Ba-zơ (đuôi là Exx-15, -16, -18) là những que hàn yêu cầu cao về chống ẩm để duy trì hàm lượng hydro thấp. Do đó, cần phải bảo đảm que hàn luôn được sấy ủ đúng quy trình trước khi sử dụng. Nhiệt độ ủ que bazo thường từ 120 – 150 oC, và nhiệt độ sấy que thường từ 350-450 oC.

Trên đây là những giải thích về ký hiệu que hàn mà DG Welding chia sẻ cho quý bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần giải thích về vấn đề gì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

Facebook Youtube Twitter Top